Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Nếu con bạn được chẩn đoán ITP và bạn thấy lo lắng khi không biết “ITP là gì?” “Làm thế nào để đảm bảo con tôi vẫn có thể an toàn và sống vui vẻ như những đứa trẻ khác?”
Với việc tìm hiểu và nhận thức được những thông tin đúng, đồng thời đảm bảo những liên kết chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với bác sĩ, điều này là hoàn toàn có thể.
Trước hết hãy bình tĩnh, hít thở sâu và từng bước một tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này. Bạn nên biết rằng, trong đa số các trường hợp ITP ở trẻ em chỉ kéo dài vài tháng. Và hãy nhớ rằng rất nhiều phụ  huynh cũng đã ở vào vị trí của bạn và họ cũng đã học được cách làm thế nào để giúp con cái của họ đối phó với ITP.
Hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu những điều cơ bản nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu ITP.
Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn, giúp bạn có thể xây dựng cho những đứa trẻ yêu quý của bạn một cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác.

1, Trẻ em mắc ITP vẫn có thể chơi và hoạt động được. Hãy làm việc với bác sĩ của bạn để xây dựng một kế hoạch cụ thể cho những hoạt động an toàn, dựa trên tình trạng sức khỏe và số lượng tiểu cầu của trẻ. Khi bạn đã có một kế hoạch vững chắc, hãy thảo luận với giáo viên và các phụ huynh khác. Ví dụ, bạn có thể xây dựng một bản tin ngắn về các hướng dẫn an toàn cho xuất huyết giảm tiểu cầu ITP kèm theo các hoạt động mà con bạn được khuyến khích tham gia, và thể hiện mong muốn bạn bè và giáo viên ở trường có thể cùng tham gia các hoạt động này. Tương tự như vậy, khi ở nhà bạn cũng nên có một quyển sổ, ghi lại những điều này và tìm các hoạt động mà cả nhà có thể cùng nhau tham gia.
Bạn có thể cùng trẻ xây dựng danh sách này, để đảm bảo có những trò chơi mà trẻ yêu thích và hãy giành thời gian mỗi ngày cho những hoạt động từ danh sách này.
Đảm bảo không gian vui chơi của trẻ được an toàn tối đa, với thảm mềm trải toàn bộ sàn nhà và tránh các đồ nội thất hay đồ chơi có cạnh sắc nhọn…
2, Với bác sĩ và những chiếc kim tiêm:
Đây là một nỗi sợ hết sức phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mắc ITP. Các chuyên gia y tế mặc áo trắng cùng với cây kim tiêm trên tay có thể  làm trẻ phát hoảng. Đừng lo lắng quá, bạn có thể giúp con bạn vượt qua nỗi sợ này bằng cách khuyến khích trẻ nói về những sợ hãi này. Hãy hiểu rằng trẻ đang có cảm nhận như thế nào và kịp thời giải thích với trẻ những thông tin có thể trẻ đã hiểu không chính xác để dẫn tới nỗi sợ này. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử hỏi bác sĩ về việc có thể làm trên bản thận bạn trước mắt con để động viên trẻ và nhờ bác sĩ những thủ thuật giúp trẻ bớt thấy đau.
3, Giáo dục nhận thức cho những người xung quanh.
Mọi người xung quanh có thể sẽ thấy tò mò hoặc muốn giúp đỡ. Mặt khác họ cũng sẽ ảnh hưởng nhất định khi có tham gia vào môi trường sống quanh trẻ. Do vậy, hãy suy nghĩ về những thông tin mà bạn có thể giải thích cho họ. Mức độ thông tin này hoàn toàn là do bạn, nó phụ thuộc vào mức độ thoải mái của bạn khi tiết lộ thông tin.
Tuy nhiên hãy đảm bảo, mọi người sẽ có được những thông tin cơ bản cho việc đảm bảo an toàn, tránh va chạm, và những bước cần làm cho một tình huống khẩn cấp.
Bạn hoàn toàn có thể giúp họ có thể nhìn vào bảng thông tin cơ bản về nhóm máu, tình trạng bệnh của trẻ để bình tĩnh xử lý khi gặp đứa trẻ của bạn trong tình huống nguy hiểm.

Hãy để mọi người biết tới và quen với việc :
-          “Con tôi có một rối loạn về đông máu gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu ITP, khiến bé dễ bị chảy máu và bầm tím”.
-          “ ITP không phải là ung thư và nó hoàn toàn không lây nhiễm sang người khác”
Đối với giáo viên và nhà trường, các phụ huynh khác, những đứa trẻ ở trường và những người tiếp xúc với con bạn hàng ngày, hãy để họ biết rằng :
-           “Con tôi có một rối loạn chảy máu là ITP. Đây là nguyên nhân khiến bé bị chảy máu và bầm tím dễ dàng. Trong hầu hết thời gian, bé có thể cảm thấy thoải mái, bình thường. Tuy nhiên cũng sẽ có những lúc, bé cảm thấy rất đói, mệt mỏi và cáu kỉnh. Điều này không phải là điều bé muốn mà đây chỉ là những tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị mà bé đang dùng”
-          “ Bé cần tránh những chấn thương. Tôi sẽ cung cấp danh sách những hoạt động thể chất mà con tôi có thể tham gia. Tôi sẽ rất biết ơn nếu bạn thông tin tới tôi trước khi cho phép bé tham gia vào bất kì hoạt động nào cùng mọi người”
-          “Những điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ chảy máu, và xin hãy gọi 115 nếu bé có những va chạm, chấn thương vùng đầu”
Khi giao tiếp với các bạn cùng lớp của bé, hãy sử dụng những thông tin đơn giản và dễ hiểu nhất:
-          “Bạn ấy mắc ITP. Bệnh này đôi khi có thể làm cho bạn ấy dễ bị chảy máu và bầm tím.”
-          “Bạn ấy vẫn có thể vui chơi và muốn chơi nhiều trò cùng các bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trò.”

Xem thêm: Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em


Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Thay đổi nội tiết tố testosterol được coi như lựa chọn thứ 2 (sau corticoids) trong điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại hormon tổng hợp trong liệu pháp này lại đem đến cho bệnh nhân không ít tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là đối với bệnh nhân nữ.
Danazol (Danocrine)
Danazol được FDA chấp thuận sử dụng cho điều trị lạc nội mạc tử cung từ năm 1970 và hiện được sử dụng trong điều trị một số bệnh như xuất huyết giảm tiểu cầu ITP. Đây là androgen tổng hợp (hormone giới tính nam), có tác dụng làm gián đoạn việc sản xuất estrogen (nội tiết tố nữ giới). Danzol được coi như là lựa chọn điều trị thứ hai cho ITP (sau corticoids), thường được sử dụng khi các biện pháp điều trị khác thất bại.
Trong một thử nghiệm, có 67% bệnh nhân ITP được báo cáo cho đáp ứng một phần hoặc hoàn toàn với Danazol. Tuy nhiên có khoảng 20% bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng và phải mất từ 3-6 tháng để có các đáp ứng.

Liều lượng
Danazol là thuốc viên liều 200 mg. 2-4 lần trong ngày (10-15 mg / kg / ngày).
Tác Dụng Phụ
Do đây là một nội tiết tố nam giới, nên nó có thể ảnh hưởng tới một số chức năng giới tính ở nữ giới, như thúc đẩy tăng trưởng lông không mong muốn, làm giọng nói trầm, và giảm kích thước vú. Ở nam giới nó có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất tinh trùng. Danazol có thể gây giữ nước, làm trầm trọng hơn các bệnh lý mạch vành, bệnh thận và đau nửa đầu.
Thận trọng: 
- Danazol không được sử dụng cho phụ nữ mang thai, những người có ý định mang thai. 
- Danocrine được chuyển hóa ở gan và có thể làm tăng men gan, do đó các bệnh nhân trước khi được chỉ định điều trị bằng Danazol nên được tiến hành kiểm tra các vấn đề gan mật.
Hiệu quả đáp ứng:
Các bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu là phụ nữ lớn tuổi và/hoặc đã cắt lách có thể cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn.

Xem thêm về các phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ITP hiện tại :


Tài liệu tham khảo:
1. Wikipedia: Danazol http://en.wikipedia.org/wiki/Danazol
2. Maloisel F et al. “Danazol therapy in patients with chronic idiopathic thrombocytopenic purpura: long-term results.” Am J Med. 2004 May 1;116(9):590-4. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15093754
3. Provan, D, “International consensus report on the investigation and management of primary immune thrombocytopenia,” Blood. 2010 Jan 14; 115 (2):168-86. http://bloodjournal.hematologylibrary.org/cgi/content/full/115/2/168

4. Medline Plus: Danazol http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a682599.html

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Khi bạn mắc xuất huyết giảm tiểu cầu ITP, thậm chí việc mở một gói đồ, hay lật một trang sách mới cũng có thể làm bạn chảy máu và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Nhưng bạn không thể không tiếp tục sống chỉ vì ITP. Một số thủ thuật dưới đây có thể giúp bạn  giữ số lượng tiểu cầu của mình trong một phạm vi an toàn và giảm các nguy cơ chấn thương.
1, Khi ở nhà:
Hãy dọn dẹp gọn gàng ngôi nhà của bạn, các mắc quần áo, sách vở, tạp chí trên sàn nhà, ghế ngồi lộn xộn trên lối đi có thể trở thành những trở ngại, gây ra những va chạm, những vết bầm tím và thậm chí làm bạn vấp ngã. Vì vậy hãy cố gắng dọn dẹp để tránh những lộn xộn.
Xem thêm : Ngăn ngừa những vết bầm tím? Hãy bắt đầu từ chính ngôi nhà của bạn!
2, Lựa chọn dụng cụ phù hợp cho mỗi công việc
Hãy hạn chế sử dụng các dụng cụ sắc nhọn như dao, tuốc-nơ-vit.... Cố gắng sử dụng các dụng cụ phù hợp để tránh gây thương tích cho bản thân. Nếu bắt buộc phải sử dụng chúng, hãy dùng găng tay.
3, Lưu ý tới dụng cụ cạo lông bạn đang sử dụng :
Nam giới nên sử dụng một dao cạo điện, phụ nữ nên sử dụng các thuốc/kem làm sạch lông thay cho việc sử dụng dao cạo sắc nhọn.
4, Phòng tắm của bạn:
Bạn có thể đặt thảm cao su trong phòng tắm để ngăn ngừa té ngã.
5, Hãy nhận biết những thói quen gây hại, dễ gây chảy máu. Một số hành vi như : cắn móng tay, nhai vào đá, thậm chí ăn khoai sấy, có thể gây chảy máu nướu răng của bạn. Vì vậy, cố gắng trước khi bạn đưa một loại thực phẩm nào vào miệng thì bạn nên suy nghĩ về tác động của nó trên nướu răng của bạn.
      Hãy thay thế chỉ nha khoa hoặc tăm xỉa răng bằng những phương pháp nhẹ nhàng hơn. Các chuyên gia y tế nói rằng một loại nước súc miệng có thể mang lại hiệu quả gần như việc bạn sử dụng chỉ nha khoa cho việc loại bỏ và ngăn ngừa sự tích tụ cao răng và vi khuẩn. Và đặc biệt, nếu bạn dùng nước súc miệng thay cho chỉ nha khoa sẽ làm giảm nguy cơ bị chảy máu nướu răng. Và trong mọi trường hợp, hãy cố gắng trao đổi thường xuyên với bác sĩ của bạn, đặc biệt khi bạn muốn sử dụng một thủ tục nha khoa xâm lấn,  như nhổ răng. 
6, Khi bạn ra ngoài:
    - Hãy nhìn thẳng về phía trước khi đi bộ, cố gắng đừng chăm chú vào chiếc điện thoại của bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ tránh được nguy cơ va chậm hoặc vấp ngã vào các chướng ngại trên đường đi.
   - Hãy thắt dây an toàn khi ngồi xe. Dây an toàn sẽ giúp ngăn chặn va chạm nghiêm trọng và trầy xước.
   - Hãy sử dụng những chiếc thang chắc chắn, thay cho những chiếc tháng cũ, ọp ẹp để ngăn ngừa nguy cơ té ngã.
   - Đảm bảo lối đi, cầu thang trong nhà của bạn đủ ánh sáng để ngăn chặn các té ngã và chấn thương
   - Hãy mang giầy bảo hộ khi làm cỏ hoặc các công việc nặng khác, không mang dép hoặc giày mỏng.
    - Nếu bạn tham gia các hoạt động thể thao, bạn có thể sử dụng các tấm lót khuỷu tay, đầu gối.
    - Nếu phải làm việc với những vật sắc nhọn hoặc nặng, hãy tập trung hết mức vào nó, để đảm bảo an toàn cho bản thân.

    - Kiểm tra kĩ những chiếc ghế trong nhà và những chiếc ghế bạn chuẩn bị ngồi xuống để tránh các tai nạn có thể xảy ra.

Xem thêm : Hướng dẫn xử lý các vấn đề chảy máu trong ITP

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Các đồ vật sắc cạnh, các đồ nội thất cồng kềnh hay sàn nhà trơn là những nguy cơ tiềm ẩn cho các va chạm và dẫn tới bầm tím của bạn. Những trở ngại nằm trong ngôi nhà dường như vô hại lại có thể cực kỳ nguy hiểm cho một bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu ITP. Dưới đây là một số lời khuyên cho nơi ở của bạn để tạo một ngôi nhà an toàn cho các bệnh nhân ITP.
1, Đồ đạc lộn xộn khắp nhà.
Hãy dọn dẹp gọn gàng ngôi nhà của bạn ngay lập tức. Loại bổ những đống tạp chí, sách vở đang ngổn ngang trên lối đi hay nằm ở những vị trí không giành cho nó trong ngôi nhà của bạn. Hãy đảm bảo đồ chơi luôn được đặt vào hộp đựng ngay khi chơi xong. Dây điện trong nhà có đang nằm chắn trên lối đi hay không? Hãy xử lý ngay.
Tóm lại hãy đảm bảo ngôi nhà của bạn luôn gọn gàng, ngăn nắp để tránh những vấp ngã, va đập dẫn tới chảy máu.
2, Đồ nội thất với các cạnh sắc:
Bạn hoàn toàn vẫn có thể sử dụng những đồ nội thất có cạnh sắc nếu bạn yêu thích nó. Tuy nhiên, bạn nên bọc các cạnh sắc lại hoặc di chuyển các thứ đồ này qua một nơi có lưu lượng qua lại thấp.
3, Hãy đảm bảo các đồ nội thất đã được đặt ở vị trí chắc chắn:

Tất cả các đồ vật nặng như ti vi, tủ lạnh, tủ đồ, các thiết bị điện… cần được để ở vị trí chắc chắn, đảm bảo không dễ rơi, đổ vào người.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Khi bạn phải sống chung với chứng xuất huyết giảm tiểu cầu ITP trong một thời gian dài, bạn buộc phải đối mặt với những ngày mà mức năng lượng xuống thấp. Vì vậy, một số lời khuyên được chúng tôi thu thập từ những người đã thực tế trải qua để giúp đỡ cho những bệnh nhân ITP đang phải trải qua những mệt mỏi.
Dưới đây là những lời khuyên thực tế để chống lại những mệt mỏi trong cuộc sống đi kèm khi mắc ITP.
1, Hãy chia nhỏ các bữa ăn:
Các bữa ăn nhỏ, thường xuyên sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu ổn định, duy trì ổn định mức năng lượng của bạn.
2, Ngủ đủ giấc để chống lại sự mệt mỏi:
Có thể bạn đã ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày trong thời gian gần đây, nhưng vẫn gặp phải tình trạng mệt mỏi. Điều này, có thể là do, cơ thể bạn vẫn đang đòi hỏi việc ngủ bù lại cho những ngày có mắc bệnh và những đêm phải mất ngủ. Hãy thử tập cho cơ thể ngủ đủ, ngủ bù bằng cách ngủ sớm hơn thường lệ khoảng nửa giờ mỗi ngày, để cơ thể có thể quen dần và đạt sự cân bằng trở lại.
3, Giành thêm thời gian cho những nghỉ ngơi và thư giãn:
Sự bận rộn mãn tính có thể dẫn tới những mệt mỏi, kiệt sức, và trầm cảm, cần nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng. Bạn có thể giành khoảng 10 phút cho việc thư giãn. Một tách trà, một tạp chí giải trí, hoặc những phút chơi đùa với thú cưng có thể giúp bạn thư giãn. Nếu bạn có cả nửa giờ để nghỉ ngơi? Bạn có thể tản bộ ở công viên, hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn uống, nghỉ ngơi trong thời gian ngắn có thể giúp bạn tránh mệt mỏi về tinh thần.
4, Giảm căng thăng với một trò tiêu khiển:
Hãy tìm ra một trò giải trí mà bạn thấy thích thú và có thể giúp bạn thư giãn, chẳng hạn như chụp ảnh, chăm sóc cây cảnh, nuôi thú nuôi…

5, Đừng để cơ thể bị mất nước:
Bạn có thể làm sẵn những bình nước với một vài lát dưa đỏ, kiwi… và uống cả ngày để chống lại tình trạng mất nước, gây mệt mỏi. Theo một số bác sĩ, có thể sẽ khuyên bạn nên uống ít nhất 3 lit nước/ngày với nam giới và khoảng 2,2 lít/ngày cho phụ nữ.
6, Cố gắng giữ ổn định lượng đường trong máu của bạn.
Ăn quá nhiều có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng cao, rồi khi lượng đường này hạ xuống thấp, nó sẽ khiến bạn trở lên kiệt sức. Nếu bạn bị cám dỗ bởi những món ăn, hay việc tham gia vào những cuộc vui chơi ăn uống, hãy gọi cho một người bạn và chia sẻ mọi chuyện nhằm xoa dịu cơn thèm ăn của bạn.
7, Hãy đi bộ những bước nhỏ để có thể theo dõi cơ thể bạn tốt nhất và giảm thiểu những nguy cơ va chạm.
Bạn có thể bắt đầu từ những khoảng cách ngắn và tăng dần quãng đường đi bộ để cơ thể bạn có thể thích ứng tốt nhất.
8, Lên lịch cho những giấc ngủ ngắn:
Mỗi 20 phút cho một giấc ngủ ngắn trong ngày có thể giúp bạn tìm thấy sự tỉnh táo và tăng cường hiệu suất, khả năng học tập – theo một nghiên cứu công bố năm 2006. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, việc đặt đồng  hồ báo thức hoặc rèn luyện để có một giấc ngủ khoảng 30 phút trở lên cho một giấc ngủ ngắn, có thể liên hệ với nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong.
9, Hãy hít thở sâu để sử dụng oxy tốt hơn.

Hít thở sâu, ép hết khí từ cơ hoành trở lên có thể giúp bạn nâng cao năng lượng, theo Cleverland Clicnic. Nhưng hãy chắc chắn là bạn đang thực hiện đúng : hãy nằm ngửa với đầu gói cong lại, đặt một chiếc gối dưới đầu và phía sau đầu gối của bạn. Đặt tay thoải mái nơi lồng ngức và hít vào từ từ qua mũi, bạn sẽ thấy bàn tay bạn nâng lên hạ xuống theo hơi thở của bạn.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Chơi thể thao là một hoạt động quan trọng giúp cho trẻ có 1 cuộc sống vui vẻ và hòa nhập. Việc mắc xuất huyết giảm tiêu cầu ITP nên ảnh hưởng càng ít càng tốt tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ, chỉ cần ghi nhớ, hãy sử dụng các thiết bị bảo hộ cần thiết như : mũ bảo  hiểm, tấm lót khuỷu tay, cổ tay, miếng đệm đầu gối…
Việc lựa chọn môn thể thao cho trẻ nên được cân nhắc dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh lý ITP ở trẻ (hay số lượng tiểu cầu của trẻ)
Dưới đây là một số môn thể thao và các hoạt động ngoài trời, được phân thành 3 nhóm:
1, Nhóm các  hoạt động thể thao an toàn cho bất cứ ai, cả với những đối tượng có bệnh lý chảy máu: Đi bộ, bơi lội, tennis là những ví dụ.
2, Các hoạt động thể thao khác: bóng rổ, bóng đá, bóng chày là những ví dụ.
3, Nhóm các  hoạt động thể thao mà có thể nguy hiểm cho bất cứ ai, không chỉ với bệnh nhân bệnh dễ chảy máu:  Diều lượn, xoạc bóng (trong bóng đá), trượt tuyết, đấu vật.
Nếu số lượng tiểu cầu của con bạn là hơn 75.000, thường là an toàn để chơi hầu hết các môn thể thao, chỉ cần chắc chắn về các biện pháp bảo vệ.
Nếu số lượng tiểu cầu của bạn giảm xuống dưới 75.000, tốt nhất không nên chơi những môn thể thao sau:
  • -            Chơi khúc côn cầu
  • -          Thi đấu lặn
  • -          Diều lượn
  • -          Xoạc bóng (trong bóng đá)
  • -          Bóng bầu dục
  • -          Lái ô tô  hoặc xe máy
  • -          Leo núi
  • -          Đấu vật

Nếu số lượng tiểu cầu của con bạn là dưới 75.000 và lớn hơn 30.000 đến 50.000, con bạn có thể chơi :
  • -          Chơi bóng chày
  • -          Bóng rổ
  • -          Bowling
  • -          Lặn
  • -          Thể dục dụng cụ
  • -          Cưỡi ngựa
  • -          Trượt băng
  • -          Karate, Kung Fu hay Tae Kwon Do (các môn không được phép đá vào phần đầu)
  • -          Đi xe đạp leo núi (đội mũ bảo hiểm của khóa học)
  • -          Bơi thuyền
  • -          Lướt ván
  • -          Trượt tuyết
  • -          Bóng đá
  • -          Quần vợt
  • -          Bóng chuyền
  • -          Cử tạ

Các hoạt động thể thao mà hầu hết các trẻ đều có thể tham gia bất cứ lúc nào :
  • -          Cử tạ
  • -          Đi xe đạp
  • -          Câu cá
  • -          Chơi gôn
  • -          Thái cực quyền, Karate
  • -          Đi bộ hoặc chạy bộ
  • -          Bơi

       Các vết bầm tím/ xuất huyết trên da là tình trạng rất thường gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Với những vết bầm nhẹ, có thể tự hết mà không cần điều trị, tuy nhiên với những vết bầm có kèm sưng đau, một số biện pháp nên được áp dụng để giúp nhanh chóng giảm những khó chịu này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để làm giảm những vết bầm tím này đúng cách.

       Dưới đây là một số gợi ý về các điều trị các vết bầm tím, sưng đau, được các chuyên gia y tế Mỹ gợi ý:
Nếu vết bầm của bạn không cần tới sự đánh giá của bác sĩ, bạn có thể sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà để giúp giảm sưng, đau, cứng khớp.
-                 - Nghỉ ngơi để bảo vệ khu vực bị thâm tím.
-                 - Đá  lạnh sẽ giúp làm giảm đau và sưng. Hãy đảm bảo đá lạnh được bọc trong một túi vải và chườm lên vết bầm.  Chườm đá trong khoảng 10-20 phút, 3 lần hoặc có thể nhiều hơn trong ngày.
-                - Trong 48h đầu tiên sau khi bị thương, tránh những thứ có thể làm tăng sưng, như tắm nước nóng, hoặc ngâm mình trong nước nóng, sử dụng đồ uống có cồn.
-               - Trong vòng 48 – 72 giờ, nếu sưng biến mất, hãy bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng với sự trợ giúp của hơi nóng ẩm. Một số chuyên gia khuyên bạn nên xen kẽ giữa các phương pháp điều trị nóng và lạnh.

-               -  Có thể sử dụng một băng đàn hồi để băng vết bầm tím, giúp giảm sưng. Nhưng không nên quấn nó quá chặt, vì nó có thể làm sưng khu vực bên dưới. Dấu hiệu để giúp bạn nhận ra mình đang quấn băng quá chặt là : tê, ngứa, đau tăng lên, lạnh, hoặc sưng ở vùng dưới chỗ băng. Nói chuyện với chuyên gia của bạn nếu bạn thấy cần phải sử dụng băng lâu hơn 48 – 72h.
-              -  Hãy cố gắng giữ cho khu vực băng cao hơn hoặc bằng với tim để giúp giảm thiểu sưng. Đặt vùng thâm tím trên gối khi phải băng bất cứ khi nào bạn ngồi hoặc nằm.
-               -   Nhẹ nhàng massage khu vực bầm tím để giảm đau và tăng cường lưu thông máu. Nhưng nếu nó gây đau đớn cho bạn, đừng nên xoa bóp.
-              -   Nếu các vết bầm tím của bạn gây ra đau đớn, có thể dùng một loại thuốc giảm đau, không cần kê đơn của bác sĩ như Acetaminophen (Tylenol), Ibuprofen (Advil, Motrin), và hãy làm theo các hướng dẫn trên nhãn.
-             -  Không hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác. Hút thuốc sẽ làm chậm lành các vết sưng bầm vì nó làm giảm sửa chữa mô.
-                   Hãy gọi cho bác sĩ, nếu trong quá trình điều trị tại nhà xảy ra những điều dưới đây:
+ Vết bầm kéo dài hơn 2 tuần
+ Có các dấu hiệu của nhiễm trùng da
+ Các triệu chứng trở lên nặng hơn hoặc thường xuyên thâm tím hơn.
+ Có thêm các triệu chứng mới phát triển.

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Hãy sống vui vẻ mỗi ngày và coi những vết bầm tím, chảy máu của chứng giảm tiểu cầu như một người bạn! Bạn không một mình, bạn có cả cộng đồng!

                                                 Bài hát : Friends with Low Plateles

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu lưu hành trong máu giảm xuống dưới 100.000/ml (số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000 - 450.000/ml). Do tiểu cầu là thành phần có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, nên khi tình trạng giảm tiểu cầu xảy ra sẽ lập tức có ảnh hưởng tới quá trình cầm máu, làm lành vết thương của cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình chảy máu của cơ thể sẽ kéo dài và trở lên khó cầm máu.

Một số triệu chứng xuất hiện khi người bệnh giảm tiểu cầu sẽ giúp bạn có phát hiện sớm tình trạng bệnh:
- Giảm tiểu cầu nhẹ thường không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi xét nghiệm huyết đồ.
- Giảm tiểu cầu nặng, ví dụ < 20.000/ microlít, có thể biểu hiện bởi chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, hoặc ra huyết nhiều lúc hành kinh.
- Chảy máu tự phát có thể xảy ra khi giảm tiểu cầu nặng (< 10.000 đến 20.000 tiểu cầu/microlít). Thường gặp xuất huyết dưới da hoặc ở niêm mạc miệng, niêm mạc ống tiêu hóa, niêm mạc mũi, hầu, họng.
- Có thể gặp những nốt xuất huyết giảm tiểu cầu (petechiae); đó là các vết xuất huyết nhỏ bằng đầu kim, màu đỏ, phẳng, quan sát thấy dưới da ở những vùng thấp của cơ thể (như ở hai cẳng chân) do tăng áp suất vì trọng lực. Đây chính là hậu quả xuất huyết ở các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu (purpura) là những nốt xuất huyết dưới da có đường kính >3 mm, có thể do sự hội tụ của các nốt xuất huyết.
 

Các biến chứng có thể xảy ra trong bệnh lý giảm tiểu cầu:
- Xuất huyết và mất máu nhiều khi bị vết thương rách đứt da hay chấn thương.
- Xuất huyết tự phát do giảm tiểu cầu thường ít gặp, trừ phi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 20.000.
- Giảm tiểu cầu tự miễn liên quan đến lupus có thể đi kèm với các biến chứng khác của lupus.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP) hoặc hội chứng tăng ure máu tán huyết (hemolytic uremic syndrome=HUS) có thể gây ra các biến chứng thiếu máu nặng, lú lẫn, các biến đổi về thần kinh hoặc suy thận.
- Giảm tiểu cầu do heparin (heparin-induced thrombocytopenia=HIT) có thể gây các biến chứng rất nặng liên quan đến vấn đề đông máu. 


Xem thêm : Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Điều trị tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nặng, nhẹ. Một số tình huống đòi hỏi điều trị đặc hiệu và cấp thời trong khi số khác chỉ cần theo dõi định kỳ số lượng tiểu cầu bằng huyết đồ.
- Trong trường hợp giảm tiểu cầu tự miễn (auto-immune thrombocytopenia) hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (idiopathic thrombocytopenic purpura =ITP), có thể dùng steroids để giảm phản ứng của hệ miễn dịch tấn công lên tiểu cầu. Trong các trường hợp nặng hơn, tiêm tĩnh mạch immunoglobulins (IVIG) hoặc kháng thể để làm chậm lại cơ chế miễn dịch. Các trường hợp kháng trị cần được xử lý bằng phẫu thuật cắt lách. 


- Cần ngưng sử dụng một loại thuốc nào đó khi được xem là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu. Đối với các bệnh nhân giảm tiểu cầu do heparin (heparin -induced thrombocytopenia=HIT), cần loại trừ ngay và tránh sử dụng lại heparin, kể cả heparin có trọng lượng phân tử thấp (Lovenox) để đề phòng các phản ứng miễn dịch đối với tiểu cầu.
Khi chẩn đoán là ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP) hoặc hội chứng tăng ure máu tán huyết (hemolytic uremic syndrome=HUS) cần thực hiện điều trị chuyển đổi huyết tương (plasmapheresis).
- Lọc thận nhân tạo trong trường hợp suy thận.
- Truyền tiểu cầu thường không cần thiết, trừ trường hợp bệnh nhân có tiểu cầu < 50.000 và đang xuất huyết, hay cần được phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật xâm lấn khác. Nếu tiểu cầu xuống <10.000 thì cũng nên truyền tiểu cầu dù không xuất huyết.
- Khi nghi ngờ giảm tiểu cầu do heparin (heparin -induced thrombocytopenia=HIT) hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP), thường không khuyến nghị truyền tiểu cầu vì tiểu cầu mới có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nặng và kéo dài hơn.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

        Bệnh lý giảm tiểu cầu thường có các biểu hiện như : nốt bầm tím hoặc chấm xuất huyết dưới da nhỏ, chảy máu cam, chảy máu chân răng... Do các triệu chứng trong bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu khá thường gặp, và dễ bị bỏ qua, nên người bệnh thường không tới khám, hay kiểm tra ngay khi có các biểu hiện trên. Việc chẩn đoán, phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu được kịp thời, tránh chuyển thành mạn tính.

        Tình trạng giảm tiểu cầu thường được tình cờ phát hiện khi kiểm tra huyết đồ. Nếu phát hiện giảm tiểu cầu lần đầu tiên, nên kiểm tra lại huyết đồ để loại trừ tình trạng giảm tiểu cầu giả tạo (pseudothrombocytopenia) do tiểu cầu co cụm lại với nhau. Sau khi kiểm tra, nếu vẫn thấy tình trạng giảm tiểu cầu thì phải tiến hành thêm những bước khác để xác định chẩn đoán.
       Kiểm tra sức khỏe tổng quát và hỏi bệnh sử là việc quan trọng nhất trong đánh giá giảm tiểu cầu. Lập danh sách toàn bộ các thuốc đang dùng. Hỏi tiền sử bản thân, tiền sử gia đình về giảm tiểu cầu, các nhiễm trùng xảy ra gần đây, tiền sử ung thư, các bệnh tự miễn, các bệnh lý về gan.
       Hỏi thêm các triệu chứng về chảy máu kéo dài và những vết bầm tím. Kiểm tra da và niêm mạc miệng để tìm các vết xuất huyết. Kiểm tra bụng xem gan, lách có to. Lách to là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán.
       Kiểm tra thêm các thành phần khác của huyết đồ. Xem có tình trạng thiếu máu (lượng hồng cầu hoặc hemoglobin thấp), đa hồng cầu (lượng hồng cầu hoặc hemoglobin cao), giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu đi kèm? 


       Các bất thường này gợi ý cho thấy những vấn đề ở tủy xương có thể là nguyên nhân của giảm tiểu cầu.
- Hình dạng bất thường và hình ảnh hồng cầu bị vỡ (schistocytes) trên phết máu ngoại biên là bằng chứng của các hội chứng HELLP (tán huyết, rối loạn chức năng gan, giảm tiểu cầu), ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP), hoặc hội chứng tăng urê máu tán huyết (hemolytic uremic syndrome=HUS).
- Một yếu tố quan trọng khác của huyết đồ là thể tích trung bình của tiểu cầu (mean platelet volume=MPV) dùng để đánh giá kích thước trung bình của tiểu cầu. MPV thấp gợi ý đến những vấn đề về sản xuất tiểu cầu, MPV cao là dấu hiệu của sự tăng phá hủy tiểu cầu.
- Cần kiểm tra thêm những xét nghiệm về chuyển hóa, chức năng đông máu toàn bộ và tổng phân tích nước tiểu, qua đó có thể phát hiện được các tình trạng xơ gan, suy thận, hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác.
- Đối với một số nguyên nhân gây giảm tiểu cầu như giảm tiểu cầu do heparin (heparin -induced thrombocytopenia=HIT) hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu tựphát (idiopathic thrombocytopenic purpura=ITP), cần bổ sung thêm một số xét nghiệm về kháng thể hay xét nghiệm miễn dịch.
- Sinh thiết tủy xương (chọc tủy) nếu nghi ngờ có bệnh lý tủy xương. 

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015


     Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) và Y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) là những phương pháp điều trị lâu đời, được sử dụng từ nhiều ngàn năm trước và vẫn tiếp tục được sử dụng cho tới hiện nay. Sau khi có những xem xét về lưỡi, mạch đập, các câu hỏi về tiền sử bệnh, một phương pháp can thiệp có thể được đưa ra. Những can thiệp này thường bao gồm các loại thảo mộc, thay đổi chế độ ăn, thay đổi lối sống, sử dụng âm nhạc, thiền, châm cứu, tập thể dục…
     TCM và Ayurveda
      TCM và Ayurveda dựa trên những đánh giá, kết luận, triết lý điều trị mang tính cá nhân của thầy thuốc, do đó các kết luận và phương án xử lý đề xuất có thể khác nhau bởi các thầy thuốc khác nhau. Các đánh giá, kết luận và các quan điểm điều trị cá nhân này được sử dụng,lưu truyền từ nhiều thế kỷ trước cho tới ngày nay. Đồng thời, nó tiếp tục được phát triển và có những nghiên cứu khoa học đảm bảo và chứng minh cho hiệu quả của các triết lý điều trị này. Không những vậy, ngày nay, các phương pháp này còn được kết hợp cùng với các phương pháp điều trị theo y học hiện đại giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

      Bệnh nhân có sự thay đổi đáng kể các triệu chứng của họ trong xuất huyết giảm tiểu cầu ITP khi sử dụng các liệu pháp điều trị dựa trên các lý thuyết của Y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ. Trong việc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ITP theo TCM và Ayurveda, thường có sự kết hợp tổng thể với chế độ ăn và luyện tập, kết hợp điều trị triệu chứng với nguyên nhân sâu sa của bệnh lý, kết hợp thay đổi sinh lý bệnh với tâm lý dựa trên các liệu pháp hướng tới tâm linh, thiền định.
Thực tế có nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị theo TCM và Ayurveda đã cho những kết quả rất khả quan.
        Thảo dược điều trị :
         Các loại thảo mộc có tác dụng dược lý đã được sử dụng từ lâu trong y học Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, Mỹ cũng như trong nhiều hệ thống chữa bệnh truyền thống khác. Trong nhiều thập kỷ, thảo mộc đã trở thành loại thuốc điều trị chính thống được nhiều công ty dược phẩm sử dụng, nhiều công thức kết hợp thảo dược được cấp bằng sáng chế. Nhiều loại hoạt chất dược học làm thuốc cũng được chiết xuất từ chính các loại thảo mộc.
         Nhiều loại thảo mộc được chứng minh qua các nghiên cứu hệ thống là có tác động không tích cực tới máu và tủy xương. Dưới đây là một số loại thảo mộc đã được sử dụng trong điều trị ITP và cho hiệu quả tích cực:
         Thảo dược Trung Quốc:
         Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) chia ITP thành nhiều loại khác nhau: nội nhiệt (liên quan tới viêm nhiễm), thiếu âm (liên quan tới việc sản xuất máu và chất dịch trong cơ thể : thường gây thiếu máu, mất nước), và bế huyết (máu huyết không được lưu thông).

         Trong hệ thống TMC, người thầy thuốc có thể áp dụng những các tiếp cận điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân cụ thể, do cá thể mỗi bệnh nhân có sự khác nhau về những tình trạng cơ thể theo sự phân chia của Y học cổ truyền. Do đó, một công thức tiêu chuẩn chung để áp dụng phù hợp cho tất cả các bệnh nhân ITP sẽ gặp phải khó khăn và có thể sự đáp ứng của từng bệnh nhân sẽ khác nhau.              Tuy nhiên, mỗi sản phẩm kết hợp thảo dược này sẽ luôn hướng tới một tỷ lệ đáp ứng cao nhất trên nhiều bệnh nhân nhất và đem lại hiệu quả an toàn nhất.
         Nhiều công thức kết hợp thảo dược của Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia… đã được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên lâm sàng các bệnh nhân ITP và cho kết quả cải thiện đáng kể các triệu chứng, cho thấy tiềm năng trong việc sử dụng thảo dược để điều trị ITP.
        Bood Well (sản phẩm hỗ trợ cân bằng miễn dịch) – một sản phẩm kết hợp thảo dược được cấp bằng sáng chế của Mỹ, và đã được tiến hành khảo sát bởi tổ chức hỗ trợ bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu của Mỹ (PDSA). PDSA tiến hành khảo sát hiệu quả các các phương pháp điều trị ITP phi truyền thống và cho kết quả hơn 60% số người được hỏi cảm thấy  Blood Well giúp tăng số lượng tiểu cầu của họ và cải thiện rõ rệt các triệu chứng chảy máu, 22% cảm thấy sản phẩm có tác dụng ảnh hưởng lâu dài.

       Tại Việt Nam, công thức thảo dược trong Bloodwell được sản xuất với tên thương mại là ITPBloodwell.


Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

     Xuất huyết giảm tiểu cầu (ITP) là bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, do chính những trục trặc tại hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra.
      Người bệnh thường quan tâm rằng xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Để trả lời cho câu hỏi này, cần tìm hiểu rõ hơn về diễn tiến bệnh và những biến chứng có thể xảy ra khi giảm tiểu cầu quá mức.
     Trên thế giới, tỷ lệ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu không quá cao, đặc biệt ở trẻ em, bệnh thường diễn biến cấp tính, có thể hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được nhận thức đúng đắn về căn bệnh này, người bệnh thường chủ quan, dẫn tới nhập viện khi tình trạng giảm tiểu cầu đã quá nặng. Nguyên nhân của tình trạng chủ quan này là do những biểu hiện của xuất huyết giảm tiểu cầu thường không đặc hiệu cho bệnh, có thể gặp trong nhiều bệnh lý và cả trong sinh hoạt hàng ngày, như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, bầm tím...
      Việc tiểu cầu giảm quá mức, có thể dẫn tới những biểu hiện nguy hiểm hơn như : xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, hoặc thậm chí xuất huyết nội sọ..., làm tăng nguy cơ tử vong.

      Xuất huyết giảm tiểu cầu thường là cấp tính, khoảng 20% số bệnh nhân có thời gian giảm tiểu cầu kéo dài, ít đáp ứng với các phương pháp điều trị và trở thành mãn tính. Chính tình trạng bệnh mãn tính làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu ITP.
Những vết bầm tím trên khắp cơ thể xuất hiện ngay khi không có va chạm, những lần chảy máu bất chợt: chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu... khiến bệnh nhân khó hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, tình trạng dễ chảy máu đòi hỏi bệnh nhân phải luôn có những biện pháp phòng vệ an toàn cho bản thân, hạn chế nhiều hoạt động thể thao nhằm giảm tối đa những va chạm dẫn tới xuất huyết có thể xảy ra. Không những vậy, bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu còn cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, tránh thức ăn gây giảm tiểu cầu và luôn cần có liên hệ chặt chẽ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để trao đổi về thuốc, thực phẩm hay chế độ sinh hoạt hàng ngày.
       Do vậy, mặc dù xuất huyết giảm tiểu cầu có tỷ lệ tử vong không cao, nhưng lại có ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.
       Để giúp các bệnh nhân có thể hòa nhập tối đa với cộng đồng, mỗi bệnh nhân và gia đình đều cần trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này, nhằm xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh lý có liên quan tới sự suy giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, làm máu khó cầm.
Xuất huyết giảm tiểu cầu do nhiều nguyên nhân gây ra, như : do tình trạng bệnh lý làm giảm sản xuất tiểu cầu ở tủy xương, tăng sự cô lập tiểu cầu ở lá lách hoặc do cơ chế tự miễn của cơ thể dẫn tới sự tự phá hủy tiểu cầu. Triệu chứng cơ bản của bệnh là: lượng tiểu cầu trong máu giảm mạnh, xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu mũi, chân răng), nặng hơn, có thể gây chảy máu nội tạng (chảy máu tiêu hóa, chảy máu não, rong kinh, đái máu…).
Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu dựa trên các nguyên tắc : nâng cao và điều hòa miễn dịch cơ thể, làm tăng cường chức năng của tiểu cầu trong việc cầm máu nhờ sử dụng thuốc kết hợp với những thay đổi trong chế độ ăn. Trong xuất huyết giảm tiểu cầu, một chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần quan trọng trong phòng và điều trị bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn là đảm bảo đủ năng lượng, đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng, và cần lưu ý một số vấn đề:
* Tăng cường Protein
Bổ sung đủ chất đạm sẽ giúp bệnh nhân có nhiều nguyên liệu tạo máu hơn và ngăn ngừa thiếu máu. Nguồn protein chất lượng bao gồm thịt nạc, hải sản, cá, trứng, sữa, đậu.
* Bổ sung Vitamin C
Vitamin C sẽ tác động tích cực đến hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời làm tăng tính bền thành mạch, hạn chế hiện tượng chảy máu.
Bạn có thể lấy vitamin C từ trái cây và rau quả. Vitamin C tan trong nước nên nó có thể được hấp thụ một cách dễ dàng và sẽ ngay lập tức giúp đỡ trong việc phục hồi số lượng tiểu cầu của cơ thể.
* Thực phẩm giàu vitamin K
Theo nghiên cứu tại Viện Linus Pauling tại Oregon State University, kết luận vitamin K giúp kích hoạt 7 protein tham gia trong quá trình đông máu, làm giảm tình trạng xuất huyết.
Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm rau lá xanh như rau diếp và rau mùi tây, ô liu, đậu tương, dầu hạt cải dầu cũng như các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ. Tuy nhiên không nên ăn sống các loại rau này.
* Thực phẩm giàu Vitamin A
Theo Viện Linus Pauling, vitamin A giúp tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và tăng giải phóng tế bào máu ra ngoại vi, bao gồm cả tiểu cầu, và những khiếm khuyết trong tín hiệu vitamin A có thể phá vỡ các tế bào máu bình thường trưởng thành.
Do đó các thức ăn giàu vitamin A bao gồm dầu cá, cà rốt, cải xoăn, khoai lang, bí ngô, cũng như các sản phẩm sữa và ngũ cốc sẽ giúp tăng sản sinh tiều cầu.
* Thực phẩm giàu Folic Acid
Axit folic hay vitamin B9, đóng một vai trò trong sự phát triển của một số các mô, bao gồm cả tiểu cầu. Folic acid thúc đẩy tổng hợp DNA, một bước quan trọng trong phát triển tế bào. Nếu không có tổng hợp DNA thích hợp, tế bào tủy xương không được phân chia đúng cách để tạo ra các loại tế bào máu : hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Kết quả là, thiếu hụt axit folic dẫn đến tăng trưởng tiểu cầu bất thường.
Một lượng lớn Axit folic được tìm thấy trong cà chua và nước ép cà chua, đậu lăng, đậu, ngô, quả bơ, măng tây, ngũ cốc và các loại rau lá màu xanh lá cây như rau bina
* Bổ sung với vitamin B12 và folate vào chế độ ăn uống của bạn
Vitamin B12 và folate rất quan trọng trong việc sản xuất các yếu tố máu bao gồm cả tiểu cầu. Thực phẩm như rau bina, các loại trái cây họ cam quýt, và đậu khô giàu folate, trong khi trứng, pho mát, sữa, gan, và thịt cừu chứa nhiều vitamin B12.
* Ăn các loại chất béo lành mạnh.
Các loại dầu thực vật như: dầu nành, ô liu, hoặc bổ sung acid béo mega 3 như dầu hạt lanh, dầu gan cá, cá ngừ, cá hồi hoang dã, …sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, chống lại sự suy giảm tiểu cầu.
* Nên uống nước tinh khiết và nước ấm.
Nên uống nước ấm vì nước lạnh có thể làm chậm và cản trở việc tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các tế bào máu được làm từ nước và protein, vì vậy nếu bạn uống nhiều nước hơn, các tế bào máu sẽ được tăng cường sản xuất .
* Ngoài ra, bạn chú ý ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu,  tránh ăn các đồ ăn khô cứng như mía, ổi… bởi chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, trong khi hệ niêm mạc này đã rất yếu và hay bị chảy máu.
* Các thực phẩm nên tránh
- Tránh các đồ uống có cồn có thể thiệt hại tuỷ xương.
- Tránh các thực phẩm gây dị ứng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh tất cả các loại thực phẩm tinh chế và chế biến đường, chất ngọt nhân tạo, thức ăn nhanh,  và đồ uống có ga để tránh số lượng tiểu cầu thấp vì đường góp phần thúc đẩy quá trình tạo axit gây bệnh.
- Giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn (dựa trên các phản ứng của cơ thể của bạn với những loại thực phẩm này và nhu cầu chế độ ăn uống khác). Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn.

Xem thêm : Cảnh báo về chế độ ăn và tương tác thuốc với bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu ITP