Khi bạn phải sống chung với chứng xuất huyết giảm tiểu cầu ITP trong một thời gian
dài, bạn buộc phải đối mặt với những ngày mà mức năng lượng xuống thấp. Vì vậy, một số
lời khuyên được chúng tôi thu thập từ những người đã thực tế trải qua để giúp đỡ
cho những bệnh nhân ITP đang phải trải qua những mệt mỏi.
Dưới đây là những lời khuyên thực tế để chống lại những
mệt mỏi trong cuộc sống đi kèm khi mắc ITP.
1,
Hãy chia nhỏ các bữa ăn:
Các bữa ăn nhỏ, thường xuyên sẽ giúp ổn định lượng đường
trong máu ổn định, duy trì ổn định mức năng lượng của bạn.
2,
Ngủ đủ giấc để chống lại sự mệt mỏi:
Có thể bạn đã ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày trong thời gian
gần đây, nhưng vẫn gặp phải tình trạng mệt mỏi. Điều này, có thể là do, cơ thể
bạn vẫn đang đòi hỏi việc ngủ bù lại cho những ngày có mắc bệnh và những đêm phải
mất ngủ. Hãy thử tập cho cơ thể ngủ đủ, ngủ bù bằng cách ngủ sớm hơn thường lệ
khoảng nửa giờ mỗi ngày, để cơ thể có thể quen dần và đạt sự cân bằng trở lại.
3,
Giành thêm thời gian cho những nghỉ ngơi và thư giãn:
Sự bận rộn mãn tính có thể dẫn tới những mệt mỏi, kiệt
sức, và trầm cảm, cần nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng. Bạn có thể giành khoảng
10 phút cho việc thư giãn. Một tách trà, một tạp chí giải trí, hoặc những phút
chơi đùa với thú cưng có thể giúp bạn thư giãn. Nếu bạn có cả nửa giờ để nghỉ
ngơi? Bạn có thể tản bộ ở công viên, hoặc ngâm mình trong bồn tắm. Một nghiên cứu
đã chỉ ra rằng việc ăn uống, nghỉ ngơi trong thời gian ngắn có thể giúp bạn
tránh mệt mỏi về tinh thần.
4,
Giảm căng thăng với một trò tiêu khiển:
Hãy tìm ra một trò giải trí mà bạn thấy thích thú và
có thể giúp bạn thư giãn, chẳng hạn như chụp ảnh, chăm sóc cây cảnh, nuôi thú
nuôi…
5,
Đừng để cơ thể bị mất nước:
Bạn có thể làm sẵn những bình nước với một vài lát dưa
đỏ, kiwi… và uống cả ngày để chống lại tình trạng mất nước, gây mệt mỏi. Theo một
số bác sĩ, có thể sẽ khuyên bạn nên uống ít nhất 3 lit nước/ngày với nam giới
và khoảng 2,2 lít/ngày cho phụ nữ.
6,
Cố gắng giữ ổn định lượng đường trong máu của bạn.
Ăn quá nhiều có thể làm cho lượng đường trong máu của
bạn tăng cao, rồi khi lượng đường này hạ xuống thấp, nó sẽ khiến bạn trở lên kiệt
sức. Nếu bạn bị cám dỗ bởi những món ăn, hay việc tham gia vào những cuộc vui
chơi ăn uống, hãy gọi cho một người bạn và chia sẻ mọi chuyện nhằm xoa dịu cơn
thèm ăn của bạn.
7,
Hãy đi bộ những bước nhỏ để có thể theo dõi cơ thể bạn tốt nhất và giảm thiểu
những nguy cơ va chạm.
Bạn có thể bắt đầu từ những khoảng cách ngắn và tăng dần
quãng đường đi bộ để cơ thể bạn có thể thích ứng tốt nhất.
8,
Lên lịch cho những giấc ngủ ngắn:
Mỗi 20 phút cho một giấc ngủ ngắn trong ngày có thể
giúp bạn tìm thấy sự tỉnh táo và tăng cường hiệu suất, khả năng học tập – theo
một nghiên cứu công bố năm 2006. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, việc đặt đồng hồ báo thức hoặc rèn luyện để có một giấc ngủ
khoảng 30 phút trở lên cho một giấc ngủ ngắn, có thể liên hệ với nguy cơ tăng tỷ
lệ tử vong.
9,
Hãy hít thở sâu để sử dụng oxy tốt hơn.
Hít thở sâu, ép hết khí từ cơ hoành trở lên có thể
giúp bạn nâng cao năng lượng, theo Cleverland Clicnic. Nhưng hãy chắc chắn là bạn
đang thực hiện đúng : hãy nằm ngửa với đầu gói cong lại, đặt một chiếc gối dưới
đầu và phía sau đầu gối của bạn. Đặt tay thoải mái nơi lồng ngức và hít vào từ
từ qua mũi, bạn sẽ thấy bàn tay bạn nâng lên hạ xuống theo hơi thở của bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét