Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

A, Giảm tiểu cầu là gì?
Giảm tiểu cầu là tình trạng không hiếm gặp , do nguyên nhân dẫn tới tình trạng này rất đa dạng : như do dùng thuốc, do các bệnh lý gây loạn sản tủy, hay các nguyên nhân tới từ hệ miễn dịch.
Số lượng tiểu cầu bình thường lưu hành trong máu ngoại vi ở trong khoảng từ 150.000 – 450.000/ml máu, khi mức tiểu cầu thấp dưới 100.000/ml, được gọi là giảm tiểu cầu. (số lượng tiểu cầu từ 100.000-150.000/ml ở trong tình trạng xem xét).

B, Triệu chứng của giảm tiểu cầu

- Giảm tiểu cầu nhẹ thường không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi xét nghiệm huyết đồ.
- Giảm tiểu cầu nặng, ví dụ < 20.000/ microlít, có thể biểu hiện bởi chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, hoặc ra huyết nhiều lúc hành kinh.
- Chảy máu tự phát có thể xảy ra khi giảm tiểu cầu nặng (< 10.000 đến 20.000 tiểu cầu/microlít). Thường gặp xuất huyết dưới da hoặc ở niêm mạc miệng, niêm mạc ống tiêu hóa, niêm mạc mũi, hầu, họng.
- Có thể gặp những nốt xuất huyết giảm tiểu cầu (petechiae); đó là các vết xuất huyết nhỏ bằng đầu kim, màu đỏ, phẳng, quan sát thấy dưới da ở những vùng thấp của cơ thể (như ở hai cẳng chân) do tăng áp suất vì trọng lực. Đây chính là hậu quả xuất huyết ở các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu (purpura) là những nốt xuất huyết dưới da có đường kính >3 mm, có thể do sự hội tụ của các nốt xuất huyết. 



C, Các biến chứng của giảm tiểu cầu

- Xuất huyết và mất máu nhiều khi bị vết thương rách đứt da hay chấn thương.
- Xuất huyết tự phát do giảm tiểu cầu thường ít gặp, trừ phi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 20.000.
- Giảm tiểu cầu tự miễn liên quan đến lupus có thể đi kèm với các biến chứng khác của lupus.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP) hoặc hội chứng tăng ure máu tán huyết (hemolytic uremic syndrome=HUS) có thể gây ra các biến chứng thiếu máu nặng, lú lẫn, các biến đổi về thần kinh hoặc suy thận.
- Giảm tiểu cầu do heparin (heparin-induced thrombocytopenia=HIT) có thể gây các biến chứng rất nặng liên quan đến vấn đề đông máu. 


Tài liệu Tham Khảo

1. Stasi R, Amadori S, Osborn J, et al. Long-term outcome of otherwise healthy individuals with incidentally discovered borderline thrombocytopenia. PLoS Med 2006; 3:e24. 
2. Accessed on August 13, 2009. 
3. George JN, Vesely SK. Immune thrombocytopenic purpura--let the treatment fit the patient. N Engl J Med 2003; 349:903. 
4. British Committee for Standards in Haematology, Blood Transfusion Task Force. Guidelines for the use of platelet transfusions. Br J Haematol 2003; 122:10. 
5. Van Veen JJ, Nokes TJ, Makris M. The risk of spinal haematoma following neuraxial anaesthesia or lumbar puncture in thrombocytopenic individuals. Br J Haematol 2010; 148:15. 
6. Sarode R, Refaai MA, Matevosyan K, et al. Prospective monitoring of plasma and platelet transfusions in a large teaching hospital results in significant cost reduction. Transfusion 2010; 50:487.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét