Xuất
huyết dưới da
Bình thường máu trong cơ
thể chúng ta lưu thông trong lòng các mạch máu thuộc hệ thống tuần hoàn. Nếu vì
một nguyên nhân nào đó, khiến cho mạch máu bị rò rỉ và các thành phần của máu bị
tràn ra ngoài lòng mạch, sẽ làm xuất hiện các nốt hoặc các mảng bầm tím, hoặc
các khối tụ máu mà chúng ta có thể nhìn thấy (nếu là các mạch máu dưới da) hoặc
không nhìn thấy (nếu là các mạch máu sâu trong cơ thể). Đây là hiện tượng xuất
huyết.
Có nhiều loại xuất huyết,
có thể là xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết nội tạng. Trong đó, thường gặp và
dễ nhận biết nhất là tình trạng xuất huyết dưới da.
Nhiều người rất thường
xuyên xuất hiện những nốt hoặc vết bầm tím này chỉ với các va chạm nhẹ hay thậm
chí cả khi họ không có va chạm nào.
Có nhiều nguyên nhân có
thể dẫn tới những nốt/mảng xuất huyết dưới da, tùy theo từng nguyên nhân mà
tình trạng này có thể diễn ra với mức độ thường xuyên và mức độ nghiêm trọng
khác nhau.
Các hình thái xuất huyết
dưới da:
Có 3 hình thái xuất huyết
dưới da chính là:
Nốt xuất huyết:
Thường có đường kính khoảng một vài milimet, có thể to hơn nhưng đường kính
không quá 1cm, màu đỏ, phẳng với mặt da, ấn phiến kính hoặc căng da không mất
và biến mất trong 2-5 ngày.
Nốt xuất huyết dưới da cần
phân biệt với:
-
Nốt muỗi đốt hoặc cồn trùng đốt: các nốt
này thường nổi gờ trên mặt da, ngứa, căng da hoặc ấn phiến kính thì mất.
-
Nốt ruồi son: Thường có màu đỏ, tồn tại
lâu, không mất đi theo thời gian.
Mảng xuất huyết:
Có đường kính lớn hơn 1cm, màu sắc của mảng xuất huyết biến đổi theo thời gian:
lúc mới đầu có màu đỏ sẫm, sau trở thành tím, rồi chuyển thành màu xanh và cuối
cùng chuyển thành màu vàng rồi mất hẳn. Mảng xuất huyết không nổi gờ trên mặt
da, không ngứa, không đau, ấn phiến kính và căng da không mất.
Nếu nhiều nốt xuất huyết
tập trung tại một vị trí còn gọi là đám xuất huyết; những nốt xuất huyết tập
trung ở nếp gấp khủy tay, kheo chân còn gọi là vệt xuất huyết.
Mảng xuất huyết dưới da
phân biệt với:
-
Ban dị ứng: màu hồng đỏ, thường ngứa và có
thể gờ trên mặt da, căng da hoặc ấn phiến kính thì mất màu (vì đây là tình trạng
xung huyết).
-
Ban nhiễm sắc cố định: Có màu sắc sẫm đen
hoặc hồng, thường phẳng với mặt da, không ngứa, không đau, ấn phiến kính hoặc
căng da không mất màu và tồn tại lâu nhiều tháng hoặc nhiều năm.
-
U mạch máu thể phẳng: Màu đỏ, tồn tại lâu
nếu không được xử lý, không ngứa, không đau, ấn phiến kính hoặc căng da có thể
làm giảm hoặc mất màu.
Ổ máu tụ dưới da:
làm da nổi phồng lên thành cục chắc và đau, bên trong chứa đầy máu.
Xác định vị trí xuất huyết
dưới da:
Xuất huyết dưới da chỉ có
ở tứ chi đặc biệt là ở cẳng chân thường gặp trong viêm thành mạch dị ứng; gặp cả
ở tứ chi, thân mình và cả ở đầu, mặt, thường gặp trong bệnh lý giảm tiểu cầu hoặc
rối loạn đông máu .
Tính
chất xuất huyết dưới da:
-
Xuất huyết đối xứng hai bên là đặc điểm của
viêm thành mạch dị ứng.
-
Màu sắc các nốt, mảng xuất huyết đồng đều
nói lên tính chất cấp tính hoặc mới mắc, màu sắc không đồng đều nói lên tính chất
mạn tính.
Nguyên
nhân gây xuất huyết dưới da: xuất huyết dưới da có thể bắt
nguồn từ nhiều bệnh lý khác nhau, hoặc ngay trong cuộc sống sinh hoạt
đời thường như chấn thương trong lao động, thể thao, tai nạn giao thông,
do đả thương...
Một số bệnh lý gây xuất
huyết dưới da như:
-
Tổn thương thành mạch bẩm sinh hoặc mắc phải.
-
Giảm tiểu cầu (giảm chất lượng hoặc số lượng
tiểu cầu)
-
Do rối loạn cơ chế đông máu;
-
Do các bệnh nhiễm khuẩn như não mô cầu, bạch
hầu, thương hàn, sởi, sốt xuất huyết;
-
Do một số bệnh miễn dịch - dị ứng;
-
Một số bệnh nội khoa khác cũng dễ gây
xuất huyết dưới da như lao, tiểu đường, xơ gan, suy thận;
-
Do các bệnh có rối loạn các yếu tố đông
máu như Hemophilie.
-
Do bệnh gây ra hội chứng đông máu rải rác
trong lòng mạch.
-
Do thiếu vitamin C, PP...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét