Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Xuất huyết giảm tiểu cầu hay tên đầy đủ là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch/ vô căn (Idiopathic thrombocytopenic purpura – ITP) là bệnh lý tự phá hủy tiểu cầu do chính hệ miễn dịch của người bệnh gây nên. Đây là bệnh lý giảm tiểu cầu, đứng đầu trong việc dễ gây xuất huyết và tạo ra các ban xuất huyết. Trong bệnh lý này, các triệu chứng chảy máu là hậu quả của việc giảm số lượng tiểu cầu lưu hành trong máu.

Xuất  huyết giảm tiểu cầu ITP có thể không gây ra bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào trên cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, ITP có thể gây ra xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết nội sọ, gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể gây tử vong.
ITP có thể được phát hiện nhờ các dấu hiệu trên lâm sàng hoặc thông qua các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng :
1, Triệu chứng lâm sàng : Dấu hiệu gợi ý là hội chứng chảy máu, hay gặp nhất ở da và niêm mạc.
-          Hội chứng xuất huyết : là biểu hiện nổi bật nhất của bệnh
 + Ban xuất huyết ở da (dạng chấm, nốt, đám, mảng) và không mất đi khi ấn, xuất huyết niêm mạc mũi, lợi, củng mạc mắt  : chảy máu cam, chảy máu chân răng
 + Xuất huyết nội tạng : xuất huyết tiêu hoá (gây đi ngoài ra máu), đường tiết niệu (đi tiểu ra máu), tử cung (gây rong kinh, kinh nguyệt bất thường) , xuất huyết não - màng não.
Xuất huyết ở võng mạc thường là triệu chứng báo hiệu tình trạng xuất huyết não - màng não vì vậy thăm khám đáy mắt là một xét nghiệm theo dõi rất quan trọng trên lâm sàng.
Trong bệnh XHGTC, xuất huyết dưới da thường diễn ra tự nhiên, không do va đập hay chấn thương, việc chảy máu thường kéo dài, do máu khó đông.
-          Hội chứng thiếu máu : tuỳ thuộc vào mức độ chảy máu, với các biểu hiện như : da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, dễ bị choáng…Việc kéo dài thời gian đông máu hay chảy máu khó cầm khi có vết thương, vết rách cũng là hậu quả của việc giảm tiểu cầu trong bệnh lý ITP.
Tiến triển cấp tính thường xảy ra ở trẻ em. Xuất huyết thường xảy ra sau một nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng tai mũi họng. Khởi phát rất rầm rộ với hội chứng xuất huyết kèm theo tiểu cầu giảm rất nặng. 80% trường hợp bệnh có thể khỏi từ sau 15 ngày đến 2 tháng. Tuy nhiên cũng có thể tử vong nhanh chóng do giảm tiểu cầu nặng dẫn đến xuất huyết não màng não.
Tiến triển bán cấp có diễn biến bệnh trong thời gian dài hơn.
Tiến triển mạn tính xảy ra đối với các trường hợp bệnh kéo dài trên 6 tháng. Rất dễ tái phát. Hình thức này chủ yếu là ở người lớn. Không có một tiêu chuẩn nào ngay từ lúc đầu cho phép dự đoán tính chất tiến triển mạn tính này.
Tiện lượng của XHGTC vô căn phụ thuộc vào mức độ xuất huyết. Tình trạng xuất huyết không hoàn toàn liên quan với số lượng tiểu cầu. Tuy nhiên khi số lượng tiểu cầu < 10-20 G/l thì nguy cơ xảy ra tình trạng xuất huyết nặng tăng đáng kể.

Mặc dù là một bệnh lành tính nhưng XHGTC vô căn vẫn có một tỷ lệ tử vong nhất định vào khoảng 3 - 5%. Khoảng 80% trẻ em và 70% người lớn có thể khỏi bệnh sau khi được điều trị.

2, Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ITP

-          Giới tính : Tỷ lệ mắc ITP ở  phụ nữ cao hơn nam giới từ 2-3 lần.
-          Tuổi : sau khi xem xét bệnh của một người trẻ tuổi, ITP là thực sự phổ biến hơn ở người già trên 60 hơn là ở người lớn trẻ tuổi.
-          Gần đây bị nhiễm virus : nhiều trẻ phát triển ITP các rối loạn sau khi một căn bệnh do virus như quai bị, bệnh sởi hoặc nhiễm đường hô hấp. Trong hầu hết các trẻ em, ITP tự cải thiện trong vòng 2 - 8 tuần.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét