Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Hãy sống vui vẻ mỗi ngày và coi những vết bầm tím, chảy máu của chứng giảm tiểu cầu như một người bạn! Bạn không một mình, bạn có cả cộng đồng!

                                                 Bài hát : Friends with Low Plateles

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu lưu hành trong máu giảm xuống dưới 100.000/ml (số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000 - 450.000/ml). Do tiểu cầu là thành phần có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, nên khi tình trạng giảm tiểu cầu xảy ra sẽ lập tức có ảnh hưởng tới quá trình cầm máu, làm lành vết thương của cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình chảy máu của cơ thể sẽ kéo dài và trở lên khó cầm máu.

Một số triệu chứng xuất hiện khi người bệnh giảm tiểu cầu sẽ giúp bạn có phát hiện sớm tình trạng bệnh:
- Giảm tiểu cầu nhẹ thường không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi xét nghiệm huyết đồ.
- Giảm tiểu cầu nặng, ví dụ < 20.000/ microlít, có thể biểu hiện bởi chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, hoặc ra huyết nhiều lúc hành kinh.
- Chảy máu tự phát có thể xảy ra khi giảm tiểu cầu nặng (< 10.000 đến 20.000 tiểu cầu/microlít). Thường gặp xuất huyết dưới da hoặc ở niêm mạc miệng, niêm mạc ống tiêu hóa, niêm mạc mũi, hầu, họng.
- Có thể gặp những nốt xuất huyết giảm tiểu cầu (petechiae); đó là các vết xuất huyết nhỏ bằng đầu kim, màu đỏ, phẳng, quan sát thấy dưới da ở những vùng thấp của cơ thể (như ở hai cẳng chân) do tăng áp suất vì trọng lực. Đây chính là hậu quả xuất huyết ở các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu (purpura) là những nốt xuất huyết dưới da có đường kính >3 mm, có thể do sự hội tụ của các nốt xuất huyết.
 

Các biến chứng có thể xảy ra trong bệnh lý giảm tiểu cầu:
- Xuất huyết và mất máu nhiều khi bị vết thương rách đứt da hay chấn thương.
- Xuất huyết tự phát do giảm tiểu cầu thường ít gặp, trừ phi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 20.000.
- Giảm tiểu cầu tự miễn liên quan đến lupus có thể đi kèm với các biến chứng khác của lupus.
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP) hoặc hội chứng tăng ure máu tán huyết (hemolytic uremic syndrome=HUS) có thể gây ra các biến chứng thiếu máu nặng, lú lẫn, các biến đổi về thần kinh hoặc suy thận.
- Giảm tiểu cầu do heparin (heparin-induced thrombocytopenia=HIT) có thể gây các biến chứng rất nặng liên quan đến vấn đề đông máu. 


Xem thêm : Xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Điều trị tùy thuộc nguyên nhân và mức độ nặng, nhẹ. Một số tình huống đòi hỏi điều trị đặc hiệu và cấp thời trong khi số khác chỉ cần theo dõi định kỳ số lượng tiểu cầu bằng huyết đồ.
- Trong trường hợp giảm tiểu cầu tự miễn (auto-immune thrombocytopenia) hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (idiopathic thrombocytopenic purpura =ITP), có thể dùng steroids để giảm phản ứng của hệ miễn dịch tấn công lên tiểu cầu. Trong các trường hợp nặng hơn, tiêm tĩnh mạch immunoglobulins (IVIG) hoặc kháng thể để làm chậm lại cơ chế miễn dịch. Các trường hợp kháng trị cần được xử lý bằng phẫu thuật cắt lách. 


- Cần ngưng sử dụng một loại thuốc nào đó khi được xem là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu. Đối với các bệnh nhân giảm tiểu cầu do heparin (heparin -induced thrombocytopenia=HIT), cần loại trừ ngay và tránh sử dụng lại heparin, kể cả heparin có trọng lượng phân tử thấp (Lovenox) để đề phòng các phản ứng miễn dịch đối với tiểu cầu.
Khi chẩn đoán là ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP) hoặc hội chứng tăng ure máu tán huyết (hemolytic uremic syndrome=HUS) cần thực hiện điều trị chuyển đổi huyết tương (plasmapheresis).
- Lọc thận nhân tạo trong trường hợp suy thận.
- Truyền tiểu cầu thường không cần thiết, trừ trường hợp bệnh nhân có tiểu cầu < 50.000 và đang xuất huyết, hay cần được phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật xâm lấn khác. Nếu tiểu cầu xuống <10.000 thì cũng nên truyền tiểu cầu dù không xuất huyết.
- Khi nghi ngờ giảm tiểu cầu do heparin (heparin -induced thrombocytopenia=HIT) hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP), thường không khuyến nghị truyền tiểu cầu vì tiểu cầu mới có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nặng và kéo dài hơn.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

        Bệnh lý giảm tiểu cầu thường có các biểu hiện như : nốt bầm tím hoặc chấm xuất huyết dưới da nhỏ, chảy máu cam, chảy máu chân răng... Do các triệu chứng trong bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu khá thường gặp, và dễ bị bỏ qua, nên người bệnh thường không tới khám, hay kiểm tra ngay khi có các biểu hiện trên. Việc chẩn đoán, phát hiện sớm sẽ giúp cho việc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu được kịp thời, tránh chuyển thành mạn tính.

        Tình trạng giảm tiểu cầu thường được tình cờ phát hiện khi kiểm tra huyết đồ. Nếu phát hiện giảm tiểu cầu lần đầu tiên, nên kiểm tra lại huyết đồ để loại trừ tình trạng giảm tiểu cầu giả tạo (pseudothrombocytopenia) do tiểu cầu co cụm lại với nhau. Sau khi kiểm tra, nếu vẫn thấy tình trạng giảm tiểu cầu thì phải tiến hành thêm những bước khác để xác định chẩn đoán.
       Kiểm tra sức khỏe tổng quát và hỏi bệnh sử là việc quan trọng nhất trong đánh giá giảm tiểu cầu. Lập danh sách toàn bộ các thuốc đang dùng. Hỏi tiền sử bản thân, tiền sử gia đình về giảm tiểu cầu, các nhiễm trùng xảy ra gần đây, tiền sử ung thư, các bệnh tự miễn, các bệnh lý về gan.
       Hỏi thêm các triệu chứng về chảy máu kéo dài và những vết bầm tím. Kiểm tra da và niêm mạc miệng để tìm các vết xuất huyết. Kiểm tra bụng xem gan, lách có to. Lách to là một dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán.
       Kiểm tra thêm các thành phần khác của huyết đồ. Xem có tình trạng thiếu máu (lượng hồng cầu hoặc hemoglobin thấp), đa hồng cầu (lượng hồng cầu hoặc hemoglobin cao), giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu đi kèm? 


       Các bất thường này gợi ý cho thấy những vấn đề ở tủy xương có thể là nguyên nhân của giảm tiểu cầu.
- Hình dạng bất thường và hình ảnh hồng cầu bị vỡ (schistocytes) trên phết máu ngoại biên là bằng chứng của các hội chứng HELLP (tán huyết, rối loạn chức năng gan, giảm tiểu cầu), ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (Thrombotic thrombocytopenic purpura=TTP), hoặc hội chứng tăng urê máu tán huyết (hemolytic uremic syndrome=HUS).
- Một yếu tố quan trọng khác của huyết đồ là thể tích trung bình của tiểu cầu (mean platelet volume=MPV) dùng để đánh giá kích thước trung bình của tiểu cầu. MPV thấp gợi ý đến những vấn đề về sản xuất tiểu cầu, MPV cao là dấu hiệu của sự tăng phá hủy tiểu cầu.
- Cần kiểm tra thêm những xét nghiệm về chuyển hóa, chức năng đông máu toàn bộ và tổng phân tích nước tiểu, qua đó có thể phát hiện được các tình trạng xơ gan, suy thận, hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác.
- Đối với một số nguyên nhân gây giảm tiểu cầu như giảm tiểu cầu do heparin (heparin -induced thrombocytopenia=HIT) hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu tựphát (idiopathic thrombocytopenic purpura=ITP), cần bổ sung thêm một số xét nghiệm về kháng thể hay xét nghiệm miễn dịch.
- Sinh thiết tủy xương (chọc tủy) nếu nghi ngờ có bệnh lý tủy xương. 

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015


     Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) và Y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) là những phương pháp điều trị lâu đời, được sử dụng từ nhiều ngàn năm trước và vẫn tiếp tục được sử dụng cho tới hiện nay. Sau khi có những xem xét về lưỡi, mạch đập, các câu hỏi về tiền sử bệnh, một phương pháp can thiệp có thể được đưa ra. Những can thiệp này thường bao gồm các loại thảo mộc, thay đổi chế độ ăn, thay đổi lối sống, sử dụng âm nhạc, thiền, châm cứu, tập thể dục…
     TCM và Ayurveda
      TCM và Ayurveda dựa trên những đánh giá, kết luận, triết lý điều trị mang tính cá nhân của thầy thuốc, do đó các kết luận và phương án xử lý đề xuất có thể khác nhau bởi các thầy thuốc khác nhau. Các đánh giá, kết luận và các quan điểm điều trị cá nhân này được sử dụng,lưu truyền từ nhiều thế kỷ trước cho tới ngày nay. Đồng thời, nó tiếp tục được phát triển và có những nghiên cứu khoa học đảm bảo và chứng minh cho hiệu quả của các triết lý điều trị này. Không những vậy, ngày nay, các phương pháp này còn được kết hợp cùng với các phương pháp điều trị theo y học hiện đại giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

      Bệnh nhân có sự thay đổi đáng kể các triệu chứng của họ trong xuất huyết giảm tiểu cầu ITP khi sử dụng các liệu pháp điều trị dựa trên các lý thuyết của Y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ. Trong việc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ITP theo TCM và Ayurveda, thường có sự kết hợp tổng thể với chế độ ăn và luyện tập, kết hợp điều trị triệu chứng với nguyên nhân sâu sa của bệnh lý, kết hợp thay đổi sinh lý bệnh với tâm lý dựa trên các liệu pháp hướng tới tâm linh, thiền định.
Thực tế có nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị theo TCM và Ayurveda đã cho những kết quả rất khả quan.
        Thảo dược điều trị :
         Các loại thảo mộc có tác dụng dược lý đã được sử dụng từ lâu trong y học Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, Mỹ cũng như trong nhiều hệ thống chữa bệnh truyền thống khác. Trong nhiều thập kỷ, thảo mộc đã trở thành loại thuốc điều trị chính thống được nhiều công ty dược phẩm sử dụng, nhiều công thức kết hợp thảo dược được cấp bằng sáng chế. Nhiều loại hoạt chất dược học làm thuốc cũng được chiết xuất từ chính các loại thảo mộc.
         Nhiều loại thảo mộc được chứng minh qua các nghiên cứu hệ thống là có tác động không tích cực tới máu và tủy xương. Dưới đây là một số loại thảo mộc đã được sử dụng trong điều trị ITP và cho hiệu quả tích cực:
         Thảo dược Trung Quốc:
         Y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) chia ITP thành nhiều loại khác nhau: nội nhiệt (liên quan tới viêm nhiễm), thiếu âm (liên quan tới việc sản xuất máu và chất dịch trong cơ thể : thường gây thiếu máu, mất nước), và bế huyết (máu huyết không được lưu thông).

         Trong hệ thống TMC, người thầy thuốc có thể áp dụng những các tiếp cận điều trị khác nhau cho từng bệnh nhân cụ thể, do cá thể mỗi bệnh nhân có sự khác nhau về những tình trạng cơ thể theo sự phân chia của Y học cổ truyền. Do đó, một công thức tiêu chuẩn chung để áp dụng phù hợp cho tất cả các bệnh nhân ITP sẽ gặp phải khó khăn và có thể sự đáp ứng của từng bệnh nhân sẽ khác nhau.              Tuy nhiên, mỗi sản phẩm kết hợp thảo dược này sẽ luôn hướng tới một tỷ lệ đáp ứng cao nhất trên nhiều bệnh nhân nhất và đem lại hiệu quả an toàn nhất.
         Nhiều công thức kết hợp thảo dược của Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia… đã được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên lâm sàng các bệnh nhân ITP và cho kết quả cải thiện đáng kể các triệu chứng, cho thấy tiềm năng trong việc sử dụng thảo dược để điều trị ITP.
        Bood Well (sản phẩm hỗ trợ cân bằng miễn dịch) – một sản phẩm kết hợp thảo dược được cấp bằng sáng chế của Mỹ, và đã được tiến hành khảo sát bởi tổ chức hỗ trợ bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu của Mỹ (PDSA). PDSA tiến hành khảo sát hiệu quả các các phương pháp điều trị ITP phi truyền thống và cho kết quả hơn 60% số người được hỏi cảm thấy  Blood Well giúp tăng số lượng tiểu cầu của họ và cải thiện rõ rệt các triệu chứng chảy máu, 22% cảm thấy sản phẩm có tác dụng ảnh hưởng lâu dài.

       Tại Việt Nam, công thức thảo dược trong Bloodwell được sản xuất với tên thương mại là ITPBloodwell.