Nếu con bạn được chẩn đoán ITP và bạn thấy lo lắng khi
không biết “ITP là gì?” “Làm thế nào để đảm bảo con tôi vẫn có thể an toàn và sống
vui vẻ như những đứa trẻ khác?”
Với việc tìm hiểu và nhận thức được những thông tin
đúng, đồng thời đảm bảo những liên kết chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với bác
sĩ, điều này là hoàn toàn có thể.
Trước hết hãy bình tĩnh, hít thở sâu và từng bước một
tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này. Bạn nên biết rằng, trong đa số các
trường hợp ITP ở trẻ em chỉ kéo dài vài tháng. Và hãy nhớ rằng rất nhiều phụ huynh cũng đã ở vào vị trí của bạn và họ cũng
đã học được cách làm thế nào để giúp con cái của họ đối phó với ITP.
Hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu những điều cơ bản nhất của
xuất huyết giảm tiểu cầu ITP.
Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn, giúp bạn có thể
xây dựng cho những đứa trẻ yêu quý của bạn một cuộc sống bình thường như những
đứa trẻ khác.
1,
Trẻ em mắc ITP vẫn có thể chơi và hoạt động được.
Hãy làm việc với bác sĩ của bạn để xây dựng một kế hoạch cụ thể cho những hoạt
động an toàn, dựa trên tình trạng sức khỏe và số lượng tiểu cầu của trẻ. Khi bạn
đã có một kế hoạch vững chắc, hãy thảo luận với giáo viên và các phụ huynh
khác. Ví dụ, bạn có thể xây dựng một bản tin ngắn về các hướng dẫn an toàn cho xuất huyết giảm tiểu cầu ITP kèm theo các hoạt động mà con bạn được khuyến khích tham gia, và thể hiện
mong muốn bạn bè và giáo viên ở trường có thể cùng tham gia các hoạt động này.
Tương tự như vậy, khi ở nhà bạn cũng nên có một quyển sổ, ghi lại những điều
này và tìm các hoạt động mà cả nhà có thể cùng nhau tham gia.
Bạn có thể cùng trẻ xây dựng danh sách này, để đảm bảo
có những trò chơi mà trẻ yêu thích và hãy giành thời gian mỗi ngày cho những hoạt
động từ danh sách này.
Đảm bảo không gian vui chơi của trẻ được an toàn tối
đa, với thảm mềm trải toàn bộ sàn nhà và tránh các đồ nội thất hay đồ chơi có cạnh
sắc nhọn…
2,
Với bác sĩ và những chiếc kim tiêm:
Đây là một nỗi sợ hết sức phổ biến ở trẻ em, đặc biệt
là trẻ mắc ITP. Các chuyên gia y tế mặc áo trắng cùng với cây kim tiêm trên tay
có thể làm trẻ phát hoảng. Đừng lo lắng
quá, bạn có thể giúp con bạn vượt qua nỗi sợ này bằng cách khuyến khích trẻ nói
về những sợ hãi này. Hãy hiểu rằng trẻ đang có cảm nhận như thế nào và kịp thời
giải thích với trẻ những thông tin có thể trẻ đã hiểu không chính xác để dẫn tới
nỗi sợ này. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử hỏi bác sĩ về việc có thể làm trên bản
thận bạn trước mắt con để động viên trẻ và nhờ bác sĩ những thủ thuật giúp trẻ
bớt thấy đau.
3,
Giáo dục nhận thức cho những người xung quanh.
Mọi người xung quanh có thể sẽ thấy tò mò hoặc muốn
giúp đỡ. Mặt khác họ cũng sẽ ảnh hưởng nhất định khi có tham gia vào môi trường
sống quanh trẻ. Do vậy, hãy suy nghĩ về những thông tin mà bạn có thể giải
thích cho họ. Mức độ thông tin này hoàn toàn là do bạn, nó phụ thuộc vào mức độ
thoải mái của bạn khi tiết lộ thông tin.
Tuy nhiên hãy đảm bảo, mọi người sẽ có được những
thông tin cơ bản cho việc đảm bảo an toàn, tránh va chạm, và những bước cần làm
cho một tình huống khẩn cấp.
Bạn hoàn toàn có thể giúp họ có thể nhìn vào bảng
thông tin cơ bản về nhóm máu, tình trạng bệnh của trẻ để bình tĩnh xử lý khi gặp
đứa trẻ của bạn trong tình huống nguy hiểm.
Hãy để mọi người biết tới và quen với việc :
-
“Con tôi có một rối loạn về đông máu gọi
là xuất huyết giảm tiểu cầu ITP, khiến bé dễ bị chảy máu và bầm tím”.
-
“ ITP không phải là ung thư và nó hoàn
toàn không lây nhiễm sang người khác”
Đối với giáo viên và nhà trường, các phụ huynh khác,
những đứa trẻ ở trường và những người tiếp xúc với con bạn hàng ngày, hãy để họ
biết rằng :
-
“Con tôi có một rối loạn chảy máu là ITP. Đây
là nguyên nhân khiến bé bị chảy máu và bầm tím dễ dàng. Trong hầu hết thời
gian, bé có thể cảm thấy thoải mái, bình thường. Tuy nhiên cũng sẽ có những
lúc, bé cảm thấy rất đói, mệt mỏi và cáu kỉnh. Điều này không phải là điều bé
muốn mà đây chỉ là những tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị mà bé đang
dùng”
-
“ Bé cần tránh những chấn thương. Tôi sẽ
cung cấp danh sách những hoạt động thể chất mà con tôi có thể tham gia. Tôi sẽ
rất biết ơn nếu bạn thông tin tới tôi trước khi cho phép bé tham gia vào bất kì
hoạt động nào cùng mọi người”
-
“Những điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ chảy
máu, và xin hãy gọi 115 nếu bé có những va chạm, chấn thương vùng đầu”
Khi giao tiếp với các bạn cùng lớp của bé, hãy sử dụng
những thông tin đơn giản và dễ hiểu nhất:
-
“Bạn ấy mắc ITP. Bệnh này đôi khi có thể
làm cho bạn ấy dễ bị chảy máu và bầm tím.”
-
“Bạn ấy vẫn có thể vui chơi và muốn chơi
nhiều trò cùng các bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trò.”
Xem thêm: Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em
Xem thêm: Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em