Xuất huyết giảm tiểu cầu (ITP) là bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, do chính những trục trặc tại hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra.
Người bệnh thường quan tâm rằng xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Để trả lời cho câu hỏi này, cần tìm hiểu rõ hơn về diễn tiến bệnh và những biến chứng có thể xảy ra khi giảm tiểu cầu quá mức.
Trên thế giới, tỷ lệ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu không quá cao, đặc biệt ở trẻ em, bệnh thường diễn biến cấp tính, có thể hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được nhận thức đúng đắn về căn bệnh này, người bệnh thường chủ quan, dẫn tới nhập viện khi tình trạng giảm tiểu cầu đã quá nặng. Nguyên nhân của tình trạng chủ quan này là do những biểu hiện của xuất huyết giảm tiểu cầu thường không đặc hiệu cho bệnh, có thể gặp trong nhiều bệnh lý và cả trong sinh hoạt hàng ngày, như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, bầm tím...
Việc tiểu cầu giảm quá mức, có thể dẫn tới những biểu hiện nguy hiểm hơn như : xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, hoặc thậm chí xuất huyết nội sọ..., làm tăng nguy cơ tử vong.
Xuất huyết giảm tiểu cầu thường là cấp tính, khoảng 20% số bệnh nhân có thời gian giảm tiểu cầu kéo dài, ít đáp ứng với các phương pháp điều trị và trở thành mãn tính. Chính tình trạng bệnh mãn tính làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu ITP.
Những vết bầm tím trên khắp cơ thể xuất hiện ngay khi không có va chạm, những lần chảy máu bất chợt: chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu... khiến bệnh nhân khó hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, tình trạng dễ chảy máu đòi hỏi bệnh nhân phải luôn có những biện pháp phòng vệ an toàn cho bản thân, hạn chế nhiều hoạt động thể thao nhằm giảm tối đa những va chạm dẫn tới xuất huyết có thể xảy ra. Không những vậy, bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu còn cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, tránh thức ăn gây giảm tiểu cầu và luôn cần có liên hệ chặt chẽ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để trao đổi về thuốc, thực phẩm hay chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Do vậy, mặc dù xuất huyết giảm tiểu cầu có tỷ lệ tử vong không cao, nhưng lại có ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.
Để giúp các bệnh nhân có thể hòa nhập tối đa với cộng đồng, mỗi bệnh nhân và gia đình đều cần trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này, nhằm xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
Người bệnh thường quan tâm rằng xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Để trả lời cho câu hỏi này, cần tìm hiểu rõ hơn về diễn tiến bệnh và những biến chứng có thể xảy ra khi giảm tiểu cầu quá mức.
Trên thế giới, tỷ lệ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu không quá cao, đặc biệt ở trẻ em, bệnh thường diễn biến cấp tính, có thể hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được nhận thức đúng đắn về căn bệnh này, người bệnh thường chủ quan, dẫn tới nhập viện khi tình trạng giảm tiểu cầu đã quá nặng. Nguyên nhân của tình trạng chủ quan này là do những biểu hiện của xuất huyết giảm tiểu cầu thường không đặc hiệu cho bệnh, có thể gặp trong nhiều bệnh lý và cả trong sinh hoạt hàng ngày, như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, bầm tím...
Việc tiểu cầu giảm quá mức, có thể dẫn tới những biểu hiện nguy hiểm hơn như : xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, hoặc thậm chí xuất huyết nội sọ..., làm tăng nguy cơ tử vong.
Xuất huyết giảm tiểu cầu thường là cấp tính, khoảng 20% số bệnh nhân có thời gian giảm tiểu cầu kéo dài, ít đáp ứng với các phương pháp điều trị và trở thành mãn tính. Chính tình trạng bệnh mãn tính làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu ITP.
Những vết bầm tím trên khắp cơ thể xuất hiện ngay khi không có va chạm, những lần chảy máu bất chợt: chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu... khiến bệnh nhân khó hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, tình trạng dễ chảy máu đòi hỏi bệnh nhân phải luôn có những biện pháp phòng vệ an toàn cho bản thân, hạn chế nhiều hoạt động thể thao nhằm giảm tối đa những va chạm dẫn tới xuất huyết có thể xảy ra. Không những vậy, bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu còn cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, tránh thức ăn gây giảm tiểu cầu và luôn cần có liên hệ chặt chẽ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để trao đổi về thuốc, thực phẩm hay chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Do vậy, mặc dù xuất huyết giảm tiểu cầu có tỷ lệ tử vong không cao, nhưng lại có ảnh hưởng không hề nhỏ tới đời sống sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh.
Để giúp các bệnh nhân có thể hòa nhập tối đa với cộng đồng, mỗi bệnh nhân và gia đình đều cần trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này, nhằm xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.