Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

      Tùy theo thời gian kéo dài của bệnh lý, xuất huyết giảmtiểu cầu tự miễn ITP được chia thành 2 loại : cấp tính và mãn tính.

-                    - Xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính : thường kéo dài không quá 6 tháng, gặp nhiều ở trẻ nhỏ - cả trai và gái. Đây là loại hay gặp nhất và thường xuất hiện sau 1 đợt nhiễm trùng. Bệnh sẽ tự hết sau vài tuần tới vài tháng mà không có chuyển biến xấu hơn. Khoảng 80% số bệnh nhân nhi mắc ITP có số lượng tiểu cầu trở lại bình thường sau 6-12 tháng.

20% số bệnh nhân còn lại, có triệu chứng giảm tiểu cầu kéo dài, yêu cầu các liệu pháp điều trị tích cực như : dùng thuốc, truyền tiểu cầu hoặc phẫu thuật, và có thể trở thành mạn tính.


-                -  Xuất huyết giảm tiểu cầu mãn tính thường gặp ở người lớn, với thời gian kéo giảm tiểu cầu kéo dài trên 6 tháng. Tỷ lệ bệnh ở nữ giới thường cao gấp 2-3 lần so với nam giới. Đối với các bệnh nhân mãn tính, có số lượng tiểu cầu kéo dài và giảm mạnh (đặc biệt khi số lượng tiểu cầu xuống dưới 10000/ml), cần có những biện pháp phòng tránh chảy máu không cầm, đặc biệt là xuất huyết ở phổi, và xuất huyết não.

       Đối với bệnh nhân nhi, việc chia loại có thể cụ hơn, gồm 3 loại :
- Giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính khi tiểu cầu về bình thường (>150000/mm3) trong 3 tháng, không tái phát.

- Giảm tiểu cầu miễn dịch dai dẳng: không đạt được lui bệnh hoặc không giữ được bệnh ổn định sau khi ngừng điều trị, sau khi chẩn đoán 3- 12 tháng.

- Giảm tiểu cầu miễn dịch mãn tính: giảm tiểu cầu kéo dài > 12 tháng.

Việc phân loại bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu (ITP) giúp các chuyên gia y tế quyết định liệu pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất cho từng đối tượng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét